Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

CHIM-SẺ: CẤY XẾ-ĐỘP

ĐỪNG HỎI TOA-LÉT ĐÃ MẦN ZÌ CHO CỤ, HÃI TỰ HỎI CỤ ĐÃ Ị ZÌ VẦU TOA-LÉT

Chiện của cụ Hoài Tô, đéo bựa tí nầu, hehe. Rút trong tập Chiện cũ Nụi

Tôi có sở-thích đọc chiện Lừa cũ rùi lẩn-thẩn liên-hệ mí bi-jờ để xem Lừa tiến-hóa ra sâu

Chim-sẻ mí các cụ nầu cùng sở-thích



Vào những năm ấy, xe đạp còn hiếm không lắm như bây giờ. Không phải nhà nào cũng có xe đạp và ai cũng có xe đâu. Với nhiều người, xe đạp là một thèm muốn cao cao.  Mác xe của các hãng khác nhau ở Sanh-Ê chiên bên Pháp ai cũng nhớ vanh vách và phân biệt mọi đặc điểm ngóc nghách, mặc dầu không mấy người có xe đạp.

Chưa bao giờ tôi có xe đạp. Đến khi cách mạng thành công, tôi rời ra ở phố, mới có xe đạp. Hồi ấy chưa gọi là mua xe đạp, mà người ta nói trịnh trọng “tậu xe đạp”. Như tậu nhà, tậu ruộng. Cái xe đạp đầu tiên của tôi trơ trụi khung và hai cái bánh, gọi là xe cởi truồng.

Xe đạp, cái xe đạp ước ao. Muốn có, nên lúc nào cũng thèm như có thật. Cả làng tôi cũng chỉ mình ông đội Lộng có xe đạp. Trên đầu chợ, bên vườn Bàng, ông Tây đen ma tà ca ra Sanh cũng có một cái, chẳng biết của sở cho mượn đi, hay của ông. Mỗi khi nghe chuông kính côông, kính côông tận ngoài đầu đường, người trong xóm đã chạy à ra xem xe đạp qua.

Quái thật, bây giờ không thấy ai tập đi xe đạp, rồi đến cả trẻ con cũng cứ tự nhiên biết đi xe đạp. Ngày trước phải tập xe ngã lên ngã xuống mướt mao mồ hôi mồ kê. Ở dốc đường Thành, hàng bác cả Đức cho thuê xe đạp, có những cái xe tã dành riêng cho tập. Gom tiền lại, thuê giờ tập. Thằng giữ xe, thằng trèo lên yên. Cũng phải bao phen choét đầu gối. Có lẽ vì bây giờ nhiều xe đạp, lúc nào cũng thấy người ta đạp, chỉ trông người ta mà rồi trẻ con tự nhiên cũng biết đi.

Nhưng người có một cái xe đạp lúc ấy cũng khá nhiêu khê. Không phải chỉ bởi mua xe nhiều tiền. Không phải vì công phu hầu hạ, sửa sang nó. Mỗi ngày, đi đâu về, lại lau xe, ngày nào cũng lau từ hang hốc cái khung, cái bàn đạp, cái nan hoa. Người ta không chểnh mảng với cái xe như bây giờ. Chỉ những tốn kém rắc rối xung quanh cái xe đạp cũng đã lôi thôi rồi.

Tôi đương đạp xe qua cầu Đơ, thị xã Hà Đông. Có hai người đội xếp đạp theo. Nói cho đúng, tôi đã trông thấy hai người đội xếp đứng ở đầu cầu. Nhưng không ngờ họ lại đương chú ý đến tôi.

Vâng, đi đâu mà chẳng phải nhìn đội xếp, dù là những người ngay ngắn, lương thiện. Bởi vì hầu như bọn đội xếp cứ trông thấy mặt ai là rình bắt, rình khám, rình phạt. Từng quãng trong thành phố, lại thấy một đội xếp Tây đội mũ lưỡi trai, đeo súng lục, đạp xe “Pơgiô” bánh to (lốp 650 bây giờ). Hai đội xếp ta đội mũ cát đít vịt lợp vải vàng đi theo hai bên. Hai người này cũng vắt vai cái dây da, nhưng bao súng lép kẹp, trong nhét cái giẻ lau xe. Những con mắt chăm chắm, rình phạt. Thềm nhà có rác, phạt. Phơi quần áo, tã lót, chiếu trước cửa, phạt. Cống bẩn, phạt. Đánh nhau, phạt cả đôi bên. Ven đường cả Hà Nội không đâu có nhà đái công cộng. Mà đái đường thì phải phạt hẳn sáu hào. Bởi vậy, trẻ con trong làng ra mót đái cứ vừa đi vừa đái ra quần. Các bác cu li kéo xe thì vừa chạy vừa đái vào bẹn. Hình như không có lệ phạt người vừa đi vừa đái. Nhưng chẳng có cơn cớ gì cũng rút giấy biên phạt, thu tiền. Người ta nói các bóp đã định trước số tiền phạt thu hàng tháng rồi, đội xếp cứ trông đấy mà liệu đi phạt cho đủ.
Đến giữa cầu, một người đội xếp đạp xe vượt lên trên tôi.

- Này này... Phanh lại

Tôi lúng túng tìm cái tay phanh. Tôi bóp phanh bánh trước két két...

- Bánh sau!

Phúc đức, phanh bánh sau ăn ngay. Chiếc xe tôi đứng lại.

Hai người đội xếp châu đầu vào tôi.

- Xe không phanh à?

- Phanh ăn thế mới đứng lại được ạ.

- Chỉ ăn có phanh bánh sau.

Tôi nhăn nhó, rụt rè nói khó, rồi đưa một hào bạc.

Người đội xếp hầm hầm:

- Không rỡn với nhà anh đâu. Xe lại mất cả gác đờ bu . Gặp người ác thì phạt rồi đấy, biết chưa. Đồ nhà quê, thôi cút.

Hú vía, xe đi mượn! Tôi lặng lẽ nghĩ có lẽ hai cái lão đội xếp ấy cũng còn có phần nhân đức. Xe không chắn bùn, xe bánh trước không ăn, mà chỉ phải đút có một hào hai người chia nhau.

Thời ấy, nuôi được cái xe đạp, nhọc lắm. Xe phải gắn một mảnh sắt, mảnh kền khắc tên, số nhà, tên phố nhà ở của chủ xe. Không có, phạt. Đèo nhau, phạt. Trông cái xe mướt quá, ngứa mắt, cũng phạt. Ba đồng một tạ gạo Sài Gòn lẫn gạo gãy hạng vừa, giá trị một đồng bạc lúc ấy không phải nhỏ. Thế mà thuế xe đạp mỗi năm đóng mất một đồng bạc, được lĩnh về một miếng lập lắc bằng đồng đeo vào xe. Đầu năm, chỉ hết tháng giêng, đội xếp đã đứng đường lùng phạt các xe chưa có lập lắc mới.

Chập tối, xe phải có đèn. Không thì một tay cầm nắm hương vung lên. Cái đèn ló dầu tây cắm vào cọc đèn trước ghi đông, khói mù mịt, khét lẹt.

Có việc ra phố chập tối, phải sắp sẵn từ chiều cái phao đầy dầu. Thế nào mà khi về qua đường Quán Thánh, gió hồ thổi lên, tắt ngóm mất.

Người đội xếp lù lù hiện ra như ma hồ Trúc Bạch lên.

- Ê! Xe không đèn, đứng lại.

- Đèn tôi vừa mới tắt.

- Không biết. A lê, về bóp.

Tôi dắt xe đi với người đội xếp về sở cẩm* hàng Đậu. Xe không đèn, xe tắt đèn cũng thế, tôi đã biết phải nộp phạt ba hào. Không có tiền thì để cái thẻ thân và xe đạp lại, mai đem tiền đến. Nếu không, phải cất công vào ngồi nhà giam sở cẩm, chịu đói khát hai mươi bốn tiếng, đúng giờ này ngày mai thì được đem xe về. Còn tiện nhất: khấn anh đội xếp một hai hào, chắc được thả cho đi ngay.

Nhưng tôi theo cách “vào ngồi nhà giam”. Chẳng phải vì bướng, mà bởi một lẽ dễ hiểu. Không có tiền, mà lúc nào tôi cũng thong thả thừa thì giờ. Thế mà chưa dứt nỗi lo. Ngồi nhà giam, nhưng phải làm sao cho trông thấy cái xe đạp cả đêm. May cũng có nhiều người đi xe không đèn, phải bắt giam, chịu khó ngồi nhà giam, để khỏi nộp phạt. Xe chất trước cửa buồng chồng đống cao hơn đầu người. Nhưng lại nghĩ lo xa nỗi tối mai được thả vào giờ này, xe vẫn không đèn. Dẫu không dám đi, chỉ dắt về tận nhà, ngộ chẳng may gặp đội xếp, nó lại bảo mình đương đi vừa nhảy xuống, cứ phạt, thì rồi không biết sao đây. Lôi thôi quá!

Cái buồng giam ở bóp hàng Đậu khai tịt cả mũi. Suốt đêm, người lúc nhúc ngồi bó gối, chen nhau. Muỗi đói đốt, gáy sần lên, như gai gạo.

Vậy mà nghe kể hôm nọ cũng có người thắt cổ. Ở cái chỗ đêm ngày đông ních người như thế này, không hiểu thắt cổ vào lúc nào mà chết được.

* Cẩm, do chữ Pháp: comissariat

Một dòng dành cho quẳng-cấu: Toa-lét đã mở thêm chi-nhánh TẠI ĐAI

20 bãi:

  1. Đkm bao năm tiến đc từ xe độp sang Wai Tào nhẻ, hehe!

    Mấy ông đội xếp vưỡn thía! Hố hố!

    Trả lờiXóa
  2. [fa]Tôi ưa đọc dững chiện cũ để tiềm-hiểu về tính-cách Lừa xưa, và thái rằng chả thai-đủ đéo khà khà tmđ (thía mí đểu)[/fa]

    Trả lờiXóa
  3. Hai hào thời thởi cả mấy yến gạo chứ cụ Fà Giò nhể? Cô Sen đúng là "đa đề" trong lối kể chyện thủ thỉ..Ưng phết!
    Cụ Fà Giò nói sao chứ, tính cách Lừa có thai đủ ziều lắm chứ. Jả-zụ như éo thèm chịu zam mà cống luôn cho chú cẩm mấy hào ( chừng vài xiên cụ Zâu bi chừ nhề?) để mang xe mang ông ngài về chứ!

    Trả lờiXóa
  4. Cụ Fa bốt cái nài hai, tôi ưng lém đuỵt cuồn mệ, mà tôi thái mức độ tàn khốc của các thầy cẩm có tiến bộ theo thì gian ấy chứ nhẻ hehehe.

    Trả lờiXóa
  5. Mờ lói gì lói, bạn Tô khi khỉ xuất bản bài nài vẫn có giọng nịnh chế độ tem phiếu nên xem chừng có ý so sánh ziềm hàng chế độ cũ lắm khà khà

    Trả lờiXóa
  6. Cụ Fa bốt cái nài hai, tôi ưng lém đuỵt cuồn mệ, mà tôi thái mức độ tàn khốc của các thầy cẩm có tiến bộ theo thì gian ấy chứ nhẻ hehehe.

    Trả lờiXóa
  7. [fa]Xế-độp thời thởi fẩy ngang xế-hộp bi-jờ í chớ

    Jờ mờ bị đội-xếp vịn thì cũng tầm 1, 2 yến gạo thoai, khác đéo zì đao cụ Cam

    Cuồn chiện chiệu jam tôi nghĩ cũng đéo khác cụ Hoàng ợ, đéo có xèng thì fẩy chiệu hết, có xèng thì đéo chiệu đao, khà khà[/fa]

    Trả lờiXóa
  8. [fa]Mờ jờ nhưn-văn hơn chớ tàn-khốc đéo đao, hehe

    Xưa đái đường fẩy fạt 6 hào, nai có đéo Lừa nầu fẩy đái ra quần nữa đéo đao, khà khà[/fa]

    Trả lờiXóa
  9. [fa]Cả bài tôi ưng nhứt cao nài, khà khà[/fa]

    Người ta nói các bóp đã định trước số tiền phạt thu hàng tháng rồi, đội xếp cứ trông đấy mà liệu đi phạt cho đủ.

    Trả lờiXóa
  10. Câu nài là kim chỉ nam đến ngày nay vẫn là tài liệu gối đầu bòi .. ý quyên đầu giường các bóp

    Trả lờiXóa
  11. Chị ốc đéo hiểu đã hoàn thành cái tiểu thuyết bựa nhân chưa nhỉ các cụ????

    Trả lờiXóa
  12. Cụ Thang-Fử fải hỏi iem Ốc chớ, đkm đận nài toàn thái lên face cưa gái! Nhẽ mới biên đc mái dòng! Khà khà.

    Trả lờiXóa
  13. Niên mới mẹ gòi không khéo lại lỡ hẹn khà khà..

    Trả lờiXóa
  14. Anh Uổng gạo nài tết nhứt có vẻ dư dả thì giờ nhẻ, còm nhiều hơn trước nhẻ đcm vửa rì quẹt cái phây mà đã accept ngai he he he..
    Nhân tiện anh Fa ét tôi vầu cái chi nhánh cái...

    Trả lờiXóa
  15. Hehe, làm ăn lìn giề jờ nài nữa cụ Thang! Loanh quanh tất niên cũng ốm mịa roài! Huhu đkm Tết với cả tọc!

    Trả lờiXóa
  16. [fa]Đm tin nhời cuôn mụ Ốc thì có mờ cắn cứt, hehe

    Đúng là cuôn-ma nhà họ Hứa[/fa]

    Trả lờiXóa
  17. Các anh cho tôi hỏi sao tôi đéo cồng được ở chi nhánh hố xí nhỉ??? chỉ like được thôi là thế đéo?? Tiên nhân nóa cứ yêu cầu confirm email là thế đéo??? Còn fơm chỗ đéo nầu đèo mẹ..

    Trả lờiXóa
  18. [fa]@ Cụ Tháng Hối

    Bít đéo đao đái, hehe, add vầu rùi là còm bình thường[/fa]

    Trả lờiXóa
  19. Nhớ những năm bảy mấy, Tết đến là có thể cưỡi lên con Peugeot của bô lão, nhưng phải đăng ký trước ngày nào, buổi nào..vì bô lão đông cháu nội ngoại bỏ mịe. Con "Lơ" Tân Đảo đồ nhôm đẹp, giờ vẫn lăn bánh mà chỉ thay săm lốp và má phanh, thế mới đểu. ĐCM bọn Phớp, làm cái nìn gì cũng tốt!
    Tết này, lại mang con Lơ ra bơm căng lau sạch chại tết phát.

    Trả lờiXóa